Trào ngược axit
Đầy hơi và ợ nóng có thể kích thích cơ hoành gây ra nấc. Xử lý các vấn đề tiêu hóa sẽ giúp cơn nấc ngừng lại. Nếu vẫn bị nấc cùng với đau dạ dày hoặc tức ngực, bạn đừng chần chừ mà hãy đến gặp bác sĩ.
Tổn thương thần kinh
Các tổn thương thần kinh phế vị như viêm amiđan, tóc rơi vào tai, xuất hiện khối u đều có thể khiến cơ hoành co cứng dẫn đến nấc. Trên thực tế, bạn rất dễ nấc nếu có vấn đề liên quan đến cổ, họng, ngực và bụng. the duc giam can
Tai biến mạch máu não
Nấc nặng có thể cảnh báo nguy cơ tai biến mạch máu não. Các nhà khoa học chưa hiểu tại sao nhưng một số ca tai biến bắt nguồn từ phần sau của não có mối liên hệ với các cơn nấc, thường thấy hơn ở phụ nữ. Nấc báo hiệu tai biến mạch máu não thường đi kèm đau ngực, tê nhức, mờ mắt; tuy nhiên đôi khi cơn nấc quá nặng khiến bệnh nhân không để ý các triệu chứng khác.
Thận làm việc không tốt
Chức năng thận đang dần bị suy yếu có thể được biểu lộ ra ngoài bằng những cơn nấc. Nếu bị nấc kèm với co giật cơ, khát nước quá mức, da nhợt nhạt xanh xao, bạn cần đi khám ngay.
U não
Trong một bộ phim tài liệu năm 2010 của BBC, người đàn ông có tên Chris Sands bị nấc liên tục trong 4 năm rồi được phát hiện bị u não. Các bác sĩ đã mất 3 giờ đồng hồ để cắt bỏ 2/3 khối u trong đầu anh. 4 tháng sau phẫu thuật, Chris nấc ít hơn trước và hoàn toàn không còn bị nữa sau khi quá trình điều trị kết thúc. Tuy vậy, bạn không cần lo lắng quá vì trường hợp tương tự là rất hiếm.
Có thai
Dù ít có bằng những triệu chứng khoa học cho thấy sự liên quan giữa hai hiện tượng, cũng như rất nhiều phụ nữ đã lên tiếng khẳng định họ biết mình có thai nhờ vào dấu hiệu bị nấc. Có thể sự thay đổi hormone và tình trạng stress đã dẫn đến những cơn nấc do căng thẳng. tâm sự
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét